Cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản

Cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản hay hạn sử dụng mỹ phẩm nhật bản ở đâu là câu nói mà rất nhiều khách hàng mua hàng hiện nay quan tâm. Bởi mỹ phẩm nhật không đơn thuần như các dòng mỹ phẩm khác là đề rõ ràng hạn sử dụng của sản phẩm trên bao bì. Vậy làm cách nào để kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm để biết sản phẩm đó còn dùng được hay không?

Cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản

Vâng không phải để các bạn phải chờ lâu, mình xin chia sẻ với các bạn 3 cách mà căn cứ vào đó, các bạn có thể kiểm tra được sản phẩm của mình có hạn sử dụng đến bao giờ hay ngày sản xuất mỹ phẩm Nhật của mình từ hôm nào.

Thực tế thì rất ít dòng mỹ phẩm Nhật có đề hẳn hạn sử dụng trên sản phẩm, tuy nhiên số dòng như SK-II hoặc một số dòng thực phẩm chức năng lại ghi khá rõ ràng hạn dùng nên người dùng có thể an tâm sử dụng sản phẩm mà không gặp bất cứ lo lắng nào. Còn lại hầu hết các dòng mỹ phẩm khác của Nhật đều không ghi bất cứ thông tin gì. Tuy nhiên, dưới đây là 3 cách để các bạn có thể kiểm tra mã vạch sản phẩm: Tính hạn dùng từ mẫu mã sản phẩm, Kí hiệu mở nắp trên bao bì sản phẩm, Ký hiệu riêng trên sản phẩm (Batch Code).

1. Kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm dựa vào kí hiệu mở nắp trên bao bì sản phẩm

Một số dòng mỹ phẩm Nhật Bản chỉ tính hạn dùng từ khi mở nắp sản phẩm, trên vỏ hộp sẽ có các kí hiệu ghi chữ: 6M, 12M, 18M, 24M…(tương đương với 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24M). Tức là sau khi mở nắp, các sản phẩm này sẽ có hạn sử dụng tương ứng 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, …

Kí hiệu nhận biết sản phẩm sau khi mở nắp sử dụng được bao lâu
Ví dụ: son Shu Uemura trên vỏ hộp có chữ 24M, tương đương với việc các nàng có thể sử dụng tốt trong vòng 24 tháng sau khi mở nắp sản phẩm ạ

2. Hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật thông qua thay đổi mẫu mã sản phẩm

Nếu như là một fan hâm mộ của mỹ phẩm nhật thì chắc chắn các bạn đều biết, các mẫu mã sản phẩm của Nhật thường thay đổi qua các năm khác nhau. Chính vì thế đây là điểm đáng chú ý nếu nàng không biết cách check date của sản phẩm thì việc ưu tiên bao bì mới chính là cách bạn khẳng định tôi đang sử dụng sản phẩm có date mới nhất và không lo sản phẩm đã sản xuất lâu và hết hạn đâu ạ. Dựa vào đó, các bạn có thể dễ dàng ước tính được hạn dùng của sản phẩm vì luật Dược phẩm của các loại hóa mỹ phẩm Nhật mà đảm bảo được chất lượng là năm tính từ ngày sản xuất sẽ không cần ghi hạn.

Bởi vậy cho nên nếu sản phẩm của bạn đang có mẫu bao bì mới nhất thì cứ yên tâm rằng nó sẽ dùng tốt trong vòng 3 năm tới.

Đơn cử như dòng Serum CC MELANO mẫu mã sẽ thay đổi qua các năm khác nhau

Tuy nhiên, điều khó của việc kiểm tra hán ử dụng này là người dùng buộc phải tìm hiểu mẫu mã của sản phẩm trước khi mua để tránh bị người mua xấu tính báo rằng sản phẩm của họ là mẫu mã mới nhất hiện nay trên thị trường. Do vậy, việc tìm một cơ sở uy tín để mua sản phẩm mỹ phẩm tù mù hạn sử dụng là việc cực kỳ quan trọng.

3. Dựa vào ký hiệu Batch Code để check hạn dùng mỹ phẩm

Batch Code là một dãy gồm các chữ và số quy định thông tin số lôc sản xuất của sản phẩm, bao gồm ngày sản xuất của sản phẩm. Quy định về batch code không cố định, do đó, mỗi công ty có cách quy định batch code khác nhau nên khi muốn tra cứu ngày sản xuất của bất cứ sản phẩm nào, ta cũng cần tìm hiểu quy định của hãng/công ty đó.
Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm Nhật Bản thường sẽ tuân theo một số quy định phổ biến sau:

3.1 Chuỗi ký tự có 1 số và 1 chữ cái

Chuỗi thường có 3 hoặc 5 ký tự, trong đó có 1 số thể hiện số cuối của năm sản xuất, 1 chữ cái là tháng sản xuất (tính theo thứ tự trong bảng chữ cái), ta chỉ cần quan tâm 2 ký tự này ở trong chuỗi ký tự.
Ví dụ: Lotion của HADALABO có ký hiệu 7H2 dưới đáy có nghĩa được sản xuất vào tháng 8/2017 (số 7 là số cuối của năm 2017, chữ H đứng thứ 8 trong bảng chữ cái. Tương tự, sữa rửa mặt trà xanh Shirochasou ROHTO ký hiệu 7A3AT ở viền mép được sản xuất vào tháng 1/2017.

3.2 Chuỗi ký tự có 4 số đứng trước rồi tới chữ cái

Trong đó, số đầu tiên là số cuối của năm sản xuất, 3 số còn lại là ngày Julian.
Ví dụ: Kem dưỡng đỏ 5 in 1 của AQUALABEL có ký hiệu 7251TD, có chuỗi 4 số 7251 trong đó số 7 thể hiện sản phẩm được sản xuất vào năm 2017, 3 số 251 là ngày Julian (tương ứng với ngày thứ 251 trong năm) = ngày 8 tháng 9. Như vậy, sản phẩm được sản xuất vào ngày 8/9/2017.
Để kiểm tra được ngày julian tương ứng ngày tháng nào ta có thể truy cập trang web http://www.onlineconversion.com/julian_date.htm để chuyển đổi qua ngày theo lịch hiện đại.

3.3 Chuỗi ký tự có 3 số đứng trước chữ cái

Vị trí in: đáy chai hoặc đầu tuýp (nhìn hình ảnh minh hoạ)

Nội dung: xyzA
Trong đó:
xy: ngày sản xuất
z: số cuối của năm sản xuất (ví dụ z là 8 thì năm sản xuất là 2018)
A: là tháng sản xuất, đặt ký hiệu theo ký tự alphabet (A B C D E F G H I J K L lần lượt tương ứng là tháng 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10, 11, 12)
Đây là cách ký hiệu của 1 số hãng hóa phẩm lớn như Kumano cosmetics với nhiều sản phẩm hot như dầu gội/xả ngựa, sữa tắm/sữa rửa mặt ý dĩ Hatomugi, dòng sản phẩm Pharmaact… Hiện Konnichiwa đã nhập khẩu chính ngạch nhóm sản phẩm này.
Ví dụ: Ký tự in trên đáy chai nước rửa tay PHARMAACT là 088L
Ngày sản xuất: 08
Năm sản xuất: 8 -> năm 2018
Tháng sản xuất: L -> tháng 12
=> Ngày tháng năm sản xuất là 8/12/2018 => HSD đến 8/12/2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *